Câu chuyện về cá dĩa bồ câu
Câu chuyện về cá dĩa bồ câu |
Vào năm 1972, ông thu được nhiều kinh nghiệm lai tạo cá dĩa và cảm thấy tự tin trong việc phát triển biến thể màu chưa từng có trước đó tức sặc sỡ, mạnh khỏe và tròn như những người bạn của ông đang làm với dòng cá tương tự; nhưng khác với họ, ông không sử dụng hormon. Ông mời bạn bè đến xem cá của mình và khiến tất cả mọi người phải kinh ngạc khi thành công ở vị thế nhà lai tạo cá dĩa chuyên nghiệp. Tại thời điểm đó, ông bắt đầu xuất khẩu cá dĩa sang các nước khác.
Năm 1991, Kitti Phanaitthi đem cá dĩa bồ câu (pigeon blood) tham dự triển lãm Aquarama ở Singapore. Mọi bài viết trên sách báo, tạp chí và cả trên mạng internet đều đồng ý đấy là một sự kiện. “Kitti, ông tự lai tạo dòng cá dĩa bồ câu hay phát hiện từ một nhà lai tạo khác, rồi mua và tiếp thị nó?” Bây giờ, chúng ta hay nghe ông kể câu chuyện về sự hình thành của dòng cá dĩa bồ câu:
Vào đầu năm 1989, tôi đến thăm một người bạn, cũng là nhà lai tạo cá dĩa nghiệp dư, có một con trong hồ cá dĩa bông đỏ khiến tôi chú ý. Nó có da màu hanh vàng với chỉ xanh tím nhưng dính nhiều muối tiêu từ miệng cho đến đuôi. Càng dính nhiều muối tiêu thì cá trông càng tối, trông cứ như bị nhuộm. Nó cũng có mắt vàng. Tôi dự định mua nó từ người bạn và lai với cá của mình vì theo tôi đó là con cá đẹp và tôi có thể xóa bớt muối tiêu qua nhiều thế hệ lai xa để xem nó trông như thế nào. Tôi thích thử nghiệm để coi xem thu được màu gì”.
Tôi chụp hình và gửi một số cho những nhà lai tạo quen biết ở khắp nơi, kể cả Singapore và Malaysia. Cái tên “pigeon blood” (huyết câu) là do tôi tự đặt, tôi nghĩ ra cái tên bằng tiếng Thái nhưng cũng cần tên tiếng Anh nữa. Tôi không rành tiếng Anh nên nhờ người dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh. Kết quả là cái tên “pigeon blood” ra đời và nghe cũng xuôi tai vì thế tôi sử dụng cái tên này. Nhưng hãy nhớ rằng nếu dịch sát nghĩa thì tên dòng cá phải là “vàng cam” (golden orange-red).
Vào năm 1991, tôi có khoảng 10.000 ngàn con bồ câu ở trại để thỏa mãn nhu cầu của thị trường về dòng cá này. Tôi xuất cá sang Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Hồng Kông với số lượng lớn. Hội chợ Aquarama giúp quảng bá dòng cá ra toàn thế giới”.
Tại Aquarama 1991, tôi nhớ có đem khoảng 5 con bồ câu lớn và khoảng 15 con bồ câu nhỏ cỡ 1 cm. Sau vụ rắc rối với các trọng tài tại Aquarama, tôi mời những người quan tâm đến trại cá của mình để chứng kiến tận mắt phương pháp lai tạo của tôi và để thấy rằng tôi không hề sử dụng hormon. Jack Wattley đã đến và mua một vài con bồ câu của tôi, tôi nghĩ việc này còn giá trị hơn bất kỳ lời giải thích nào. Đấy là câu chuyện về cách mà tôi phát triển dòng cá dĩa bồ câu và nó được đặt tên ra sao”.
Tôi có một thế hệ cá bồ câu mới, mắt đỏ, ít muối tiêu hơn, thân đỏ và trắng. Thế hệ này xuất phát từ bầy lai khác với dòng bồ câu gốc nên nó không phải là cải tiến từ dòng gốc. Tôi nghĩ từ dòng này sẽ phát sinh ra nhiều biến thể cá dĩa mới một khi tôi thử nghiệm”.
Comments
Post a Comment