Tổng quan về Cá mỏ vịt

Không có nhiều màu sắc rực rỡ như cá đĩa, cá bảy màu…, cũng không phải là loài được quan niệm sẽ mang lại vận may cho gia chủ nhưng nhờ vào chiếc mỏ “cực độc” của mình mà cá mỏ vịt vẫn luôn gây được ấn tượng sâu sắc với người mê cá cảnh.
Ca mỏ vịt luôn gây ấn tượng với chiếc mỏ “có 1 không 2″ của mình
 1. Lịch sử ra đời của cá mỏ vịt

– Tên khoa học: Phractocephalus hemioliopterus

– Tên tiếng Anh: “Redtail Cat”

– Tên tiếng Việt: Cá trê đuôi đỏ

– Nguồn gốc: thuộc loài cá da trơn (Họ Trê)

– Lịch sử ra đời: xuất hiện trên Trái Đất cách đây khoảng 3,5 triệu năm và hầu như không có nhiều biến đổi so với ban đầu.

Đặc điểm nổi bật của cá mỏ vịt là chiếc đầu rộng, cơ thể thuôn về phía sau với phần trên có màu đen đốm, phần dưới bụng màu trắng và một cái đuôi có màu đỏ.

Cá mỏ vịt cũng có nhiều loại khác nhau mà nổi tiếng là cá hồng vỹ mỏ vịt được coi là loài cá trê to và đẹp nhất ở vùng Amazon hoặc có loài cá da báo mỏ vịt cũng thuộc họ hàng của loài cá độc đáo trên.

Cá mỏ vịt phân bố chủ yếu tại Essequibo, Amazon của Brazxin… với kích thước rất lớn ngoài tự nhiên, có thể đạt chiều dài thân trên 2m sau 4-5 năm trưởng thành. Trong hồ cá, loại này không phát triển to như vậy nhưng vẫn sẽ “lớn nhanh như thổi” nếu được nuôi trong môi trường thích hợp.
Cá mỏ vịt phát triển cực nhanh nếu được chăm sóc tốt
2. Đặc điểm sinh học của cá mỏ vịt

Chiều dài cá (cm): 130

– Nhiệt độ nước (C): 22 – 27

– Độ cứng nước (dH): 2 – 12

– Độ pH: 6,0 – 7,5

– Tính ăn: Ăn động vật

– Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

3. Kỹ thuật nuôi cá mỏ vịt

– Bể cá: Chiều dài bể: 200 – 250 cm. Vì cá mỏ vịt sinh trưởng rất nhanh nên bể cá dành cho chúng cần có kích thước to, hệ thống lọc tốt do mức tiêu thụ thức ăn kinh khủng. Ngoài ra, người chơi có thể kết hợp cây thủy sinh, đá để tạo lên một bể cá mỏ vịt giống tự nhiên.

– Thể tích bể nuôi (L):450 (L)

– Hình thức nuôi: Ghép

– Nuôi trong hồ rong: Không

– Yêu cầu ánh sáng: Yếu

– Yêu cầu lọc nước: Ít

– Yêu cầu sục khí: Ít

– Loại thức ăn: Giáp xác, côn trùng, cá con, trùng chỉ, thịt gia súc…

– Sinh sản: Cá mỏ vịt sinh sản theo hình thức thụ tinh ngoài, trứng được con cái đẻ ra và con đực rưới tinh trùng lên trứng nên khó thực hiện trong môi trường bể nuôi.
Cá da báo mỏ vịt độc đáo cùng họ với cá mỏ vịt
4. Những lưu ý đặc biệt khi nuôi cá mỏ vịt

– Vì cá mỏ vịt rất dễ nuôi và lớn cực nhanh nên bạn cần hạn chế tốc độ tăng trưởng của chúng: cá nhỏ cho ăn 1 – 2 ngày/lần, cá lớn 3 – 4 ngày/lần.

– Khi thiết kế bể, bạn có thể bố trí thêm các vật làm nơi ẩn nấp như đá, gỗ … Cá lớn cần bể rộng, ánh sáng yếu và ít trang trí để dễ quản lý.

– Cần lưu ý thêm là cá mỏ vịt cần hệ thống lọc nước hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu trao đổi chất mạnh, nước hơi mềm và không cần lọc nước cũng như sục khí nhiều.
Cá mỏ vịt cần một vài lưu ý đặc biệt trong khi nuôi
Cá mỏ vịt thực sự là một trong những loài đặc sắc cần có trong bộ sưu tập bể cá nhà bạn mà không tốn quá nhiều công sóc. Để có được giống cá mỏ vịt tốt, bạn nên đến các địa chỉ nuôi cá cảnh uy tín như cá cảnh Phúc Long- Đại diện của AZOO tại Việt Nam với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình cho bạn trong thời gian sớm nhất!


599.000 VND, Tiết kiệm 62%

Comments

Popular posts from this blog

Cá rồng kim long quá bối 24k 9999

Những loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi

Industrious Tag